Để đảm bảo an toàn vệ sinh nhà bếp trường mầm non và chất lượng các bữa ăn cho trẻ, bếp cần được thiết kế theo nguyên tắc một chiều cùng với...
Để đảm bảo an toàn vệ sinh nhà bếp trường mầm non và chất lượng các bữa ăn cho trẻ, bếp cần được thiết kế theo nguyên tắc một chiều cùng với đó công tác dọn dẹp, vệ sinh nhà bếp phải có lịch trình rõ ràng, cụ thể.
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non theo đúng quy định
1. Lịch vệ sinh nhà bếp trường mầm mon
1.1. Lịch vệ sinh nhà bếp trường mầm non hàng ngày
Tất cả những đồ dùng nhà bếp như ca, thìa, bát, đĩa, đũa,... cần được rửa bằng nước rửa chén và luộc nước sôi 2 lần/tuần.
Thùng đựng rác cần phải được cọ rửa và phơi nắng thường xuyên.
|
Các đồ dùng nhà bếp như: bát, đũa, thìa,... cần được vệ sinh hàng ngày |
1.2. Lịch vệ sinh nhà bếp trường mầm non hàng tuần
Mỗi tuần, các trường mầm non cần phải tổ chức tổng vệ sinh chung toàn trường vào một ngày theo quy định:
- Tổng vệ sinh trong phòng trẻ phải bao gồm:
+ Cọ rửa và lau sạch và lau khô nền nhà
+ Cọ rửa bàn ghế
+ Quét trần tường
+ Lau cửa kính, cửa chớp, bóng đèn
+ Rửa sạch các đồ dùng và dụng cụ ăn uống của các bé
+ Giặt sạch tất cả khăn, phơi nệm, chiếu,... ra nắng
|
Phòng học của trẻ cần được tổng vệ sinh hàng tuần |
- Tổng vệ sinh nhà bếp trường mầm non phải bao gồm:
+ Lau dọn, cọ rửa nhà bếp
+ Xoong nồi và toàn bộ các dụng cụ nấu ăn phải được phơi khô
+ Kiểm tra, rà soát thực phẩm phơi khô, tránh để thực phẩm bị mốc, mọt
- Tổng vệ sinh sân vường phải bao gồm: quét bộ toàn bộ sân vườn và khơi thông cống rãnh.
>>> Để có thể sở hữu một căn bếp sạch bóng bất ngờ không thể bỏ qua Top thiết bị vệ sinh nhà bếp cần thiết nhất cho cuộc sống hiện đại
1.3. Lịch vệ sinh nhà bếp trường mầm non hàng tháng, quý, năm
Mỗi tháng, các trường mầm non phải vệ sinh phòng học, đồ dùng và định ngày giặt chăn, chiếu, màn, rèm cửa.
Mỗi năm phải đóng cửa trường 3 ngày để tổng vệ sinh, tu dưỡng lại trường học, phun thuốc diệt muỗi ở mọi ngóc ngách trong nhà bếp và toàn bộ trường học,...
|
Mỗi năm, các trường mầm non phải đóng cửa 3 ngày để tổng vệ sinh toàn trường |
2. Vệ sinh nhà bếp trường mầm non tuân theo quy tắc một chiều
Để đảm bảo vệ sinh nhà bếp trường mầm non, cần bố trí bếp theo nguyên tắc 1 chiều để giảm thiểu nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín. Các trường mầm non phải đảm bảo có đầy đủ các khu vực: khu vực kho - tiếp nhận nguyên liệu, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khu ra đồ, khu ăn uống, khu rửa - vệ sinh.
Không gian bếp không được bố trí cạnh nhà vệ sinh, nhà bếp phải đảm bảo đủ ánh sáng, không khí, không bị bụi và khô ráo.
2.1. Khu tiếp vực kho - tiếp nhận nguyên liệu
Nguyên liệu, thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá,... từ bên ngoài sẽ được đưa đến khu vực này. Để đảm bảo an toàn vệ sinh nhà bếp trường mầm non, khu vực này phải là khu vực riêng và có bộ phẩm kiểm đến tiếp nhận.
|
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non - Khu vực kho |
2.2. Khu sơ chế thực phẩm sống
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra xong, thực phẩm sẽ được chuyển tiếp đến khu vực này để được sơ chế sống. Theo nguyên tắc một chiều, khu vực này cũng là khu vực riêng cần được thiết kế về mặt kiến trúc cũng như các yêu cầu về mặt dụng cụ, thiết bị công nghiệp phải theo một tiêu chuẩn nhất định nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng đầy đủ các công năng sử dụng cho nhân viên của nhà bếp.
|
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non - Khu vực sơ chế |
2.3. Khu nấu nướng
Thực phẩm sau khi được sơ chế sống sẽ được chuyển tiếp đến khu vực nấu nướng để chế biến thành các món ăn cho trẻ. Khu vực này cần được trang bị đầy đủ: bếp nấu công nghiệp, tủ nấu cơm,... và máy hút mùi hay hệ thống xử lý không khí nhằm mang lại không khí trong lành, sự thoải mái trong nhà bếp.
|
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non - Khu vực nấu nướng |
>>> Có thể đây là những điều bạn chưa biết về bàn chải điện đa năng vệ sinh nhà bếp
2.4. Khu ra đồ
Thực phẩm sau khi được nấu chín và chế biến thành món ăn sẽ được mang ra khu vực này để chia thành suất ăn cho các bé. Ở khu vực này chỉ được để thức ăn đã được nấu chín, tuyệt đối không được để thực phẩm chưa qua xử lý ở khu vực này để tránh mất vệ sinh và an toàn thực phẩm.
|
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non - Khu vực ra đồ |
2.5. Khu rửa - vệ sinh
Sau khi trẻ ăn xong, tất cả thìa, bát, khay ăn,... sẽ được chuyển vào khu rửa vệ sinh để rửa sạch. Ở đây phải được trang bị đầy đủ chậu rửa, các dung dịch tẩy rửa an toàn và hợp vệ sinh,...
|
Vệ sinh nhà bếp trường mầm non - Khu vực dọn rửa, vệ sinh |
3. Những lưu ý về vệ sinh nhà bếp trường mầm non
- Nơi chế biến thực phẩm trong trường mầm non phải có đầy đủ dụng cụ chế biến riêng cho thực phẩm sống và chín; có đủ dụng cụ gắp, chứa đựng thức ăn; sử dụng gang tay sạch dùng 1 lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đầy đủ tất cả các trang thiết bị để phòng chống công trùng, ruồi, gián và động vật gây bệnh.
- Khu vực trưng bày và bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải có đầy đủ dụng cụ để kẹp, gắp, xúc thức ăn; được trang bị đầy đủ các vật dụng để tránh bụi, phòng chống ruồi, gián và côn trùng gây bệnh; thức ăn chín và đồ ăn ngay phải được bày trên giá cao hoặc bàn xa mặt đất ít nhất là 60cm để đảm bảo an toàn vệ sinh nhà bếp trường mầm non.
|
Lưu ý vệ sinh nhà bếp trường mầm non |
>>> Tổng hợp mẹo và quy trình vệ sinh nhà bếp đúng cách giúp các bà nội trợ không còn vất vả và tốn thời gian trong việc dọn dẹp nhà bếp nữa